Giỏ hàng

Heo tai xanh: Cách phòng và trị như thế nào cho hiệu quả?

25/01/2024
Tin tức
Heo tai xanh là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus thuộc giống Arterivirus gây ra.  Bệnh lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn cho các trại chăn nuôi heo. Hãy cùng Nanovet Pharma tìm hiểu về cách phòng bệnh và chữa bệnh nhé.

I. HEO TAI XANH LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO?

Hội chứng sinh sản và hô hấp (PRRS), còn gọi là heo tai xanh, chỉ xảy ra ở lợn ở mọi lứa tuổi. Virus lây lan qua gió, bụi, nước bọt, dịch mũi, phân và nước tiểu khi vận chuyển lợn hoặc thịt lợn ốm từ nơi này sang nơi khác. Mầm bệnh có thể lây qua đường miệng (thức ăn, nước uống), không khí, chăn nuôi, dụng cụ tiêm chích, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển động vật mắc bệnh...

Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể lợn và đến các cơ quan hô hấp sẽ phá hủy đại thực bào, làm suy yếu hệ thống phòng thủ của cơ thể, gây suy giảm miễn dịch, dễ dẫn đến nhiễm trùng thứ phát và khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, virus còn có thể xâm nhập vào cơ quan sinh sản của lợn đực, lợn nái, gây chết thai, sinh non. Nguyên nhân khiến nhiều lợn chết là do nhiễm trùng thứ phát, trong đó nguy hiểm nhất là virus tả lợn và một số vi khuẩn gây bệnh thương hàn, tụ huyết trùng, liên cầu...

 

Heo tai xanh

II. CÁCH NHẬN BIẾT BỆNH HEO TAI XANH

1. Đặc điểm chung

– Bệnh heo tai xanh xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau trên cùng một trại.

– Heo sốt trên 40°C, bỏ ăn, ho, khó thở.

– Da ửng hồng toàn thân, đôi khi có những vết bầm thâm tím trên da, rộp da, tím tái, đuôi. Heo con bị bẹt chân ra ngoài, run rẩy, tiêu chảy, tỷ lệ chết cao.

 

Đặc điểm chung của heo tai xanh

2. Đối với heo nái và heo đực sống

 – Heo nái đang mang thai mà bị bệnh heo tai xanh thì sẽ bị chết thai, khô thai, sẩy thai.

– Heo nái sinh non, đẻ sớm hơn bình thường vài ngày (đẻ trước 110 ngày).

– Lúc sinh ra heo con yếu, chết nhiều sau khi sinh.

– Nái sau khi sinh thường mất sữa và viêm vú (đây là triệu chứng rất đặc trưng).

– Có hiện tượng động dục giả hoặc chậm động dục trở lại sau khi sinh.

– Heo đực giống mất tính hăng và giảm chất lượng tinh.

3. Biểu hiện ngoài da của bệnh heo tai xanh

 Để phân biệt biểu hiện ngoài da của heo tai xanh với bệnh đỏ khác là heo tai xanh thường có biểu hiện da hồng (tích huyết dưới da) hoặc nổi mẩn đỏ khắp người, tai, mũi, chóp đuôi tím và chảy máu từ ở chân, đôi khi chảy máu, chảy máu cam và chảy máu rốn theo mẹ (đây là những tổn thương điển hình của PRRS).

Tai xanh được biểu hiện trên heo

4. Hoạt động của cơ quan hô hấp

Do virus gây PRRS tấn công cơ quan hô hấp nên heo mắc bệnh heo tai xanh thường bị viêm phổi như ho, thở bất thường, khó thở. Ở lợn mắc các bệnh về đường hô hấp (tụ huyết trùng, hen suyễn, APP...), có thể xảy ra bệnh viêm phổi nặng ở lợn.

 III. ĐIỀU TRỊ

Bệnh heo tai xanh chưa có thuốc đặc trị, nhưng qua theo dõi thực tế ở các địa phương cho thấy với những đàn heo đã được tiêm phòng đầy đủ các bệnh như vaccine ngừa heo tai xanh, dịch tả, tụ huyết trùng, thương hàn, Mycoplasma; Cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chuồng trại hợp vệ sinh và sát trùng định kỳ, giúp đàn heo có sức đề kháng tốt thì sẽ tránh được bệnh tai xanh hoặc bị bệnh thì ở thể nhẹ, dễ điều trị và mau hồi phục. Đối với những heo bị bệnh heo tai xanh, bà con chăn nuôi cần thực hiện các bước sau:

(1) Đầu tiên phải hạ sốt cho heo: Dùng một trong các loại thuốc như: OXYLIN PROFEN, AGIN VIT C INJ. Ngoài ra cần bổ sung thêm chất điện giải như ĐIỆN GIẢI GLUCO K-C TONIC hoặc ĐIỆN GIẢI-ORESOL GLUCO-K-C

Các sản phẩm điều trị heo tai xanh

(2) Sau đó dùng kháng sinh: Dùng 1 trong các loại thuốc sau có hiệu quả cao với các phụ nhiễm do bệnh tai xanh như TULACIN 10, liều lượng:1ml/40 - 50kg thể trọng, tiêm bắp ở vùng cổ một liều duy nhất, CEFQUIN 7.5 LA với liều: 1ml/40 - 50kg thể trọng, tiêm bắp 2 ngày 1 lần hoặc FLOJEC 400.LA, GLUCO KC PADOL,  ENRO MECAM, MARCO GEN, MARBO 10%, AMINO GEN LA, GLUCO BILTON VIMIN…tiêm theo liều ghi trên nhãn sử dụng.

(3) Tăng cường sức đề kháng cho heo, bà con nên dùng thuốc PARAVIT C, VIMIN VIT KC TD, ASPIRIN VIT C. Bổ sung các vitamin như ADE-BCOMPLEX, BCOMPLEX INJ và men tiêu hóa như AZIFLU, MEN TIÊU HOÁ TĂNG TRỌNG, LACTOVIT, LACTOZYME.

Bà con có thể dùng thêm Nano Bạc để vệ sinh chuồng trại, tránh mầm bệnh tồn động và lây lan.

Đối với trường hợp heo vừa tiêm vaccine ngừa tai xanh mà chẳng may bị phản ứng, lúc này không nên dùng kháng sinh mà chỉ dùng các thuốc hạ sốt, trợ sức trợ lực, cho ăn thức ăn tốt và giữ ấm chuồng trại.

IV. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA 

 

1. Phòng bệnh khi chưa có dịch

– Tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm trên lợn theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

– Tiêm phòng PRRS cho lợn (là loại vắc xin được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt lưu hành) khi lợn còn khỏe mạnh.

– Thức ăn cho lợn ăn phải ngon, không bị mốc, giàu chất dinh dưỡng.

– Giúp chuồng trại luôn ấm áp trước gió mưa và mát mẻ dưới nắng nóng. Sau khi xuất bán lợn phải vệ sinh, khử trùng kỹ lưỡng trong và ngoài chuồng lợn.

– Mỗi khi thời tiết thay đổi nên trộn một trong các loại thuốc FLO DOXY 10, FLO-FLU, ENRO MECAM, AZI 100, AZI-FLU, BROM HO HEN vào thức ăn để kiểm soát hiệu quả các bệnh về đường hô hấP. Sau đó sử dụng ASPIRIN VIT C hoặc CHỐNG CÒI MAU LỚN, BTALUCAN GARLIC để tăng sức đề kháng cho heo.

Tiêm ngừa phòng bệnh do heo tai xanh tổ chức

2. Phòng ngừa sự lây lan bệnh khi có dịch

– Cách ly ngay những heo bệnh để điều trị riêng.

– Không giết mổ heo bệnh tại nhà, không vứt xác thú chết xuống sông hoặc vứt ra ngoài đồng mà phải chôn sâu heo chết và có rắc vôi bột.

– Không giấu dịch, không bán chạy heo bệnh.

– Không mua heo bệnh và thịt heo bệnh.

– Trong mùa dịch bệnh nên hạn chế nhập heo mới vào đàn (trước khi nhập đàn phải nuôi cách ly để theo dõi tối thiểu 3 tuần).

– Hạn chế khách tham quan.

– Phải luân phiên phun xịt thuốc sát trùng 2 lần/tuần với các loại thuốc NANO BẠC, BENKOCID, NANO CID 100.

3. Đối với người tiêu dùng:

– Nên mua thịt đã được cơ quan thú y kiểm dịch;

– Không mua thịt có dấu hiệu xuất huyết trên da;

– Không ăn các món sống, nguội, tiết canh lợn trong thời gian dịch bệnh

Bài viết liên quan